Doanh nghiệp đen – Mặt tối của các công ty Nhật

Chúng ta vẫn thường ca ngợi Nhật Bản là quốc gia đáng để sống, nhưng dù tốt đẹp cách mấy thì nó vẫn tồn tại những mặt trái. Nếu bạn đang làm việc hay du học Nhật Bản có lẽ đã không ít lần nghe thấy trên bản tin thời sự đề cập đến cụm từブラック企業 – (đọc là burakku kigyo) có nghĩa là những doanh nghiệp đen.

Những ai muốn tìm một công việc làm thêm hoặc toàn thời gian ở Nhật thì đây được xem là những công ty cần tránh càng xa càng tốt.

Định nghĩa doanh nghiệp đen – ブラック企業

Trên website của  Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản thì vẫn chưa có một định nghĩa chính thức về ブラック企業 – doanh nghiệp đen, tuy nhiên một số đặc trưng có thể nhìn thấy được ở doanh nghiệp này đó là:

  • Áp đặt người lao động phải làm việc trong một thời gian vô cùng dài
  • Doanh nghiệp có ý thức thấp về việc tuần hành các luật liên quan đến bảo vệ lợi ích cho người lao động như bạo hành nơi làm việc hay không trả tiền cho thời gian làm quá giờ cho nhân viên
  • Tuyển chọn nhân viên với điều kiện nơi làm việc như ở 2 điều trên.
Tham Khảo Thêm:   Những điều cần biết về Daruma sự nghiệp – búp bê may mắn của người Nhật
Doanh nghiệp đen hiện đang là một vấn đề nhức nhói ở Nhật Bản
Doanh nghiệp đen hiện đang là một vấn đề nhức nhói ở Nhật Bản

Đặc trưng tiêu biểu của một doanh nghiêp đen

  • Lao động trong thời gian dài, có nguy cơ dẫn đến tử vong
  • Không trả tiền lương làm thêm quá giờ
  • Ngày nghỉ ít, thường xuyên có hiện tượng đi làm vào ngày nghỉ
  • Không xin được ngày nghỉ có lương
  • Không xin được những đợt nghỉ dài
  • Lương thấp (thấp hơn tiền lương tối thiểu do chính phủ quy định)
  • Lạm dụng quyền lực bạo hành tinh thần và thể chất của nhân viên
  • Quấy rối tình dục nơi công sở
  • Có nhiều nhân viên bị mắc chứng trầm cảm
  • Có xảy ra hiện tượng nhân viên chết hoặc tự sát do kiệt quệ về thể chất, tinh thần
  • Không tuân thủ các luật bảo vệ người lao động
  • Lời nói của giám đốc là mệnh lệnh tối cao
  • Tỉ lệ từ chức, nghỉ việc cao
  • Sự thay đổi nhân sự liên tục
  • Lúc nào cũng đăng tin tuyển dụng (do tỉ lệ từ chức cao)
  • Không cho phép nhân viên nghỉ việc
  • Cho ở chức vụ quản lý trong thời gian ngắn (khi ở chức vụ quản lý thì thường ít phải trả tiền làm thêm giờ)
  • Không có tiền thưởng
  • Thời gian thử việc dài hơn so với bình thường
  • Lạm dụng chủ nghĩa tinh thần (sử dụng nhiều các từ như  yaruki, kiai để bao biện)
  • Áp đặt mức tiêu chuẩn quá sức (nếu không đạt được mức đó sẽ nhục mạ)
  • Cắt lương bằng việc áp đặt mua sản phẩm
  • Giảm lương
Tham Khảo Thêm:   Bật Mí Đồ Lưu Niệm Nên Mua Ở Nhật Bản, Cách Lựa Chọn Đồ Lưu Niệm Tại Nhật
Nếu cảm thấy đang bị bóc lột sức lao động bạn hãy trình bày ngay với cơ quan chức năng
Nếu cảm thấy bị bóc lột sức lao động hãy trình bày với cơ quan chức năng

Cách ứng phó

Phải làm gì khi bạn cảm thấy mình đang làm việc cho một doanh nghiệp đen? Đầu tiên hãy trao đổi với những người thân và bạn bè xung quanh mình.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ lao động nước ngoài chính phủ Nhật đã có nhiều cơ sở tư vấn, khi cảm thấy bất an hãy sử dụng đơn vị trợ giúp này nhé. Nếu tiếng Nhật không tốt cũng không sao, hiện tại đã có nhiều kênh hỗ trợ bằng tiếng Việt rồi, bạn có thể thoải mái chia sẻ những khó khăn của bản thân tại đấy.

Nếu không biết phải tìm ở đâu hãy tham khảo tại đường link sau đây: https://www.check-roudou.mhlw.go.jp/soudan/foreigner.html

Tại một đất nước xa lạ lại gặp nhiều khác biệt về văn hóa, ban đầu sẽ gặp không ít khó khăn. Nếu không may mắn rất có thể sẽ ứng tuyển vào những doanh nghiệp đen ở Nhật như thế. Do đó, để bảo vệ bản thân mình bạn phải tìm hiểu thật kỹ thông tin về công ty và chủ động nhờ người đáng tin cậy giúp đỡ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *